Xuất khẩu lao động ở nước ngoài trong thời gian qua đã giải quyết vấn để công văn việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người lao động ở Việt Nam .

Nên định hướng kỹ năng trước khi xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động đã không còn quá xa lạ đối với người lao động Việt Nam , những thị trường lao động tiềm năng ngày càng phát triển cùng với những chương trình hỗ trợ người lao động làm việc tại nước ngoài nhằm xóa đói giảm nghèo và giải quyết vấn đề công căn việc làm cho người dân .

Tuy nhiên , những vấn nạn khi người lao động đi làm tại nước ngoài xuất hiện không ít khiến những cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động gặp khó khăn như tình trạng : Bỏ chốn khỏi nơi làm việc , lao động chui , lao động xuất khẩu không tuân thủ đúng quy định của luật lao động , cờ bạc , trộm đồ … Những hành vi của những người lao động đó một phần làm xấu bộ mặt của những người lao động chân chính nói riêng và bộ mặt của đất nước nói chung .

Cần định hướng kỹ năng trước khi xuất khẩu lao động
Trình độ chuyên môn của người lao động Việt Nam còn thấp

Người lao động Việt Nam trước khi đi xuất khẩu lao động cần phải được đào tạo chuyên môn sâu và các kĩ năng trước khi đi xuất khẩu lao động nước ngoài . Đây là khâu quan trọng để giúp lao động Việt Nam tiến đến những thị trường mới trên thế giới với tay nghề cao .

Thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng cho người lao động Việt Nam ngày càng phát triển như Nhật Bản và Đức . Những chương trình đưa hộ lý và điều dưỡng viên sang hai nước ngày được thực hiện rất tốt , với tay nghề cao những lao động này đã có nguồn thu nhập vô cùng lớn tại những nước phát triển mạnh như vây . Công ty Thăng Long OSC là một trong những doanh nghiệp đào tạo nghề giúp người lao động Việt nam nắm được kĩ năng vững chắc trước khi đi xuất khẩu lao động . Với tay nghề vững chắc , người lao động khi đi xuất khẩu và làm việc tại nước ngoài sẽ có nguồn thu vô cùng lớn .

Cần thay đổi tư duy cho người lao động Việt Nam

Để nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam , chúng ta không chỉ thực hiện việc đào tạo nghề mà còn phải đưa kiến thức cho học sinh ngay khi còn ngồi ghế nhà trường nhằm giúp các em có thể tiếp thu được những kiến thức bổ ích cho sau này .  Năng suất lao động của nước ta hiện nay thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với một số nước trong khu vực ASEAN. Không những thế, tốc độ tăng năng suất hiện còn rất chậm, chỉ khoảng 4%-5%/năm.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam quá quan trọng về lý thuyết, quá ít thực hành và thiếu trầm trọng đồ dùng thực hành cho học sinh . Vì vậy, học sinh sau khi tốt nghiệp không thể áp dụng những kiến thức trên ghế nhà trường vào công việc. Đây là điểm bất lợi đối với lao động nước ta. Công nghệ và kỹ thuật thế giới thay đổi nhanh chóng, trong khi tính thích nghi của lao động nước ta lại không cao; các trung tâm đào tạo không được nâng cấp .

Phương pháp giáo dục học sinh của Việt Nam khiến cho các em học sinh quá ỷ lại vào sách vở mà không tự tìm tòi sáng tạo ra những cái mới . Hiện nay, Chính phủ cũng đã có rất nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ lao động đi xuất khẩu. Các ngân hàng cũng triển khai nhiều gói tín dụng cho vay đi xuất khẩu lao động. Điển hình là gói tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhưng các gói chính sách này hầu như chỉ tập trung cho những đối tượng đã được những đơn vị tuyển dụng chấp thuận cho đi xuất khẩu. Bên cạnh đó, hầu như chưa có đơn vị và ngân hàng nào triển khai đầu tư đào tạo kỹ năng, nghề nghiệp cho các lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động dubai .

PGS-TS. Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết: Bộ LĐTBXH đang nỗ lực thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chiến lược này đặc biệt chú trọng tới việc đột phá chất lượng dạy nghề, đồng thời cũng nhấn mạnh đến việc tập trung vào một số nghề đạt trình độ cao (quốc gia, khu vực, quốc tế) để tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới. Đó là một trong những khâu then chốt để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới.