Trước khi bắt dầu đi du học , làm việc hoặc thăm người nhà tại Nhật Bản thì bạn cần phải có visa Nhật Bản để có thể bắt đầu chuyến đi được . Hiện nay , làm visa Nhật Bản khá là đơn giản nhưng không ít người gặp khó khăn với những câu hỏi thường gặp như : làm visa Nhật Bản trong thời gian bao lâu ? , chi phí làm visa Nhật hết bao nhiêu ? , làm visa Nhật Bản ở đâu ? …. Đây cũng là lý do xuất hiện khá nhiều địa điểm dịch vụ làm visa Nhật bản nhưng với giá không hề rẻ một chút nào . Để giúp các bạn có thể dễ dàng làm được một tấm visa Nhật Bản mà không hề mất phí , chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm visa Nhật Bản một cách thuận tiện nhất .
Hướng dẫn chi tiết làm visa Nhật Bản
Tại Hà Nội có Đại Sứ Quán Nhật Bản và tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh phụ trách nhận hồ sơ xin visa đối với người hiện đang sinh sống ở khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào. Đối với những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc, xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (tại Hà Nội).
Lưu ý : Về vé máy bay, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản có thể yêu cầu giấy xác nhận đặt chỗ vé máy bay, do vậy, vui lòng không xuất vé máy bay vào thời điểm xin visa. Việc xét duyệt visa có thể có kết quả không được cấp visa, hoặc quá trình xét duyệt kéo dài có thể không kịp thời gian dự định. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản không chịu trách nhiệm đối với các loại phí xuất vé hoặc hủy vé đối với những trường hợp xuất vé nhưng không được cấp visa hoặc thời gian xét duyệt kéo dài không kịp thời gian dự định.
*Thời gian lưu trú cho phép tối đa đối với visa lưu trú ngắn hạn là 90 ngày (không phải là 03 tháng).
1. Những loại visa Nhật Bản
- Visa ngắn hạn dành cho người có nhu cầu thăm người thân , gia đình , họ hàng có quan hệ 3 đời .
- Visa ngắn hạn dành cho người quen hoặc người có nhu cầu đi du lịch .
- Visa ngắn hạn dành cho người có nhu cầu thương mại ngắn hạn .
- Visa dài hạn dành cho người đi làm việc , du học hoặc vợ/chồng người Nhật .
2. Việc thụ lý hồ sơ
- Hồ sơ xin visa nếu gửi trực tiếp đến Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản bằng đường fax hay đường thư tín bưu phẩm sẽ không được thụ lý.
- Ngoài những hồ sơ có trong bản hướng dẫn, tùy theo mục đích nhập cảnh và tùy từng trường hợp, người xin visa có thể được yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Hồ sơ nộp chưa đầy đủ sẽ không được thụ lý. Trong trường hợp này người xin visa sẽ được phát một tờ danh sách những giấy tờ còn thiếu cần bổ sung, đề nghị phía người mời cũng phải xác nhận nội dung tờ danh sách này.
3. Thời gian nhận hồ sơ
- Buổi sáng từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ)
- Buổi chiều có thể nhận visa đã được cấp.
4. Việc cấp phát visa
Hồ sơ xin visa Nhật bản sau khi được thụ lý sẽ được cấp Biên nhận hồ sơ. Vui lòng mang theo biên nhận này khi đến nhận visa.
5. Thời gian xét duyệt
- Thời gian xét duyệt ít nhất là 01 tuần làm việc. Sau khi xét duyệt hoàn tất, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản sẽ liên lạc với từng trường hợp bằng điện thoại.
- Trường hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phải phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu hơn 01 tuần làm việc, đề nghị quý vị sắp xếp xin visa sớm để kịp thời gian.
- Ngoài trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm.
- Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản không trả lời những câu hỏi có liên quan đến nội dung xét duyệt.
- Thông tin về tiêu chuẩn cấp visa, vui lòng tham khảo theo đường dẫn
- Trường hợp hồ sơ xin visa sau khi xét duyệt có kết quả từ chối cấp visa, thì trong vòng 06 tháng, người xin visa không được nộp lại hồ sơ xin visa với cùng một mục đích.
6. Việc thay đổi lịch trình sau khi đã có visa
- Sau khi được cấp visa, đối với trường hợp có thay đổi nội dung hoạt động hoặc thay đổi thời gian lưu trú nhiều hơn thời gian lưu trú được cho phép trong visa, thì cần phải xin lại visa mới.
- Thời hạn hiệu lực của visa là 03 tháng kể từ ngày được cấp (không phải là từ ngày nhận hồ sơ). Nếu quá thời hạn này, visa sẽ mất hiệu lực và không thể nhập cảnh Nhật Bản.
Tham khảo thêm: