Khi đi du học Nhật Bản các bạn được học tập trong môi trường giáo dục hiện đại , với những giảng viên đầy nhiệt huyết . Sống và học tập trong môi trường kinh tế năng động sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống . Việc chọn trường chọn ngành cũng rất quan trọng đối với bạn .
Xem thêm : Du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Những trường có thể nhập học
Những trường mà du học sinh có thể nhập học bao gồm trường Nhật ngữ, trường chuyên môn, đại học, trường đại học ngắn hạn, khóa thạc sĩ hay khóa tiến sĩ ở cao học. Tại đây xin được trình bày 1 cách khái quát về tư cách nhập học, thời gian nhập học, thời gian du học, bằng cấp sau khi tốt nghiệp cũng như những ngành có thể học được. Nếu muốn hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc tài liệu hướng dẫn của các trường.
Trường Nhật ngữ
Là trường mà ở đây có thể được học tiếng Nhật từ cơ bản. Có những trường và những khóa học chuyên đào tạo Nhật ngữ riêng và cũng có những trường và những khóa học chuyên đào tạo Nhật ngữ để học lên các trường chuyên môn, đại học, trường đại học ngắn hạn. Ở các khóa học dự bị giáo dục, có cả các tiết học toán, các môn tổng hợp hay các môn tự nhiên. Trong cùng 1 trường Nhật ngữ có nhiều khóa học, vì vậy hãy chọn những khóa học phù hợp với mục đích của mình chứ không chỉ có chọn trường Nhật ngữ.
Dù tốt nghiệp trường Nhật ngữ nhưng bạn sẽ không lấy được học vị. Dù vậy, giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học hoặc các chứng chỉ N1 hoặc N2 của kỳ thi năng lực Nhật ngữ sẽ có ích cho việc học lên hoặc đi làm sau này ở Nhật Bản cũng như ở nước ngoài.
Trường chuyên môn
Trường chuyên môn là nơi mà các bạn tích lũy những hiểu biết, kĩ thuật cũng như kĩ năng cho cuộc sống và cho công việc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tư cách nhập học là tốt nghiệp 12 năm học phổ thông. Hầu như các trường đều tốt nghiệp sau 2 năm học. Thời điểm nhập học là tháng 4 hàng năm. 90% các khóa học tại trường chuyên môn sẽ cấp bằng chuyên môn. Với những người chưa tốt nghiệp đại học ở trong nước, việc có được bằng chuyên môn sẽ là 1 trong các điều kiện để làm việc tại công ty tại Nhật theo luật nhập cảnh. Có những ngành chuyên môn ở các trường chuyên môn như sau: Y tế, Công nghiệp, Thương mại, Vệ sinh, Giáo dục, Phúc lợi xã hội, Thời trang, Gia chánh, Nông nghiệp, Nhật ngữ.
Trường đại học ngắn hạn
Trường trường đại học ngắn hạn là nơi mà các bạn tích lũy kiến thức và những kĩ năng cần thiết cho công việc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, và điều kiện nhập học là tốt nghiệp 12 năm học phổ thông. Thời điểm nhập học là tháng 4 hàng năm, thời gian học tối thiểu 2 năm (với ngành kĩ thuật y tế và điều dưỡng là 3 năm), sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng “chuẩn cử nhân”. Với những người chưa tốt nghiệp đại học ở trong nước, việc có được bằng chuẩn cử nhân sẽ là 1 trong các điều kiện để làm việc tại công ty tại Nhật theo Luật nhập cảnh.
Đại học
Đại học là nơi mà các bạn học các môn chuyên môn 1 cách có hệ thống và mang tính lí luận. Tư cách nhập học là tốt nghiệp 12 năm phổ thông. Hầu hết các trường nhập học vào tháng 4, những cũng có 1 số trường nhập học vào tháng 9 hoặc tháng 10. Thời gian học tối thiểu là 4 năm (ngành y và thú y là 6 năm). Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được nhận bằng cử nhân, việc có được bằng cử nhân sẽ là 1 trong các điều kiện để làm việc tại công ty tại Nhật theo Luật nhập cảnh.
Ở các trường đại học ở Nhật Bản, có những ngành học truyền thống như văn học, giáo dục, luật, kinh tế, kĩ thuật, khoa học tự nhiên, y học, nông nghiệp, nghệ thuật. Ngoài ra còn có các khoa như khoa học xã hội hay kinh doanh. Cũng có những khoa tổng hợp như khoa pháp luật – văn học hay khoa kĩ thuật – khoa học tự nhiên. Những khoa như du lịch, ○○quốc tế, ○○môi trường, ○○nhân văn v.v…là những khoa được thành lập tương đối mới mẻ.
Cao học
Ở cao học có khóa học thạc sĩ và khóa học tiến sĩ. Các trường cao học đều nhập học vào tháng 4. Cũng có không ít trường chia làm 2 kì nhập học là tháng 4 và tháng 10. Thời gian học ngắn nhất cho khóa học thạc sĩ là 2 năm, tiến sĩ là 3 năm. Tuy nhiên, đối với ngành y và thú y thì ở bậc cao học không có khóa học thạc sĩ, chỉ có khóa học tiến sĩ, và thời gian học tối thiểu là 4 năm. Tư cách nhập học của khóa học thạc sĩ là người đã trải qua thời gian học 16 năm tại các bậc học, còn đối với khóa học tiến sĩ là 18 năm. Ngoài ra, cũng có trường hợp sẽ cấp tư cách nhập học sau khi thẩm tra kinh nghiệm làm việc, tuy vậy việc thẩm tra sẽ mất thời gian. Vì vậy bạn hãy nhanh chóng liên hệ với nhà trường khi số năm học và làm việc không đủ như quy định.
Người học xong khóa học thạc sĩ sẽ được cấp bằng thạc sĩ. Người học xong khóa học tiến sĩ 3 năm sẽ được cấp bằng tiến sĩ. Nếu có bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ hiển nhiên thỏa mãn điều kiện để làm việc tại công ty tại Nhật. Việc có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ cũng có khi là điều kiện để trở thành giáo viên hay chuyên viên nghiên cứu tại trường đại học.
Nghiên cứu sinh Cao học
Ở Cao học của Nhật, ngoài các khóa học thạc sĩ và tiến sĩ còn có 1 chế độ riêng chỉ có ở Nhật, đó là nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh sẽ đăng kí học cao học, có thể dự các giờ học, được giáo viên hướng dẫn cũng như được sử dụng các trang bị của trường như là thư viện, nhưng không được cấp bằng.
Tuy nhiên, việc xét tuyển nghiên cứu sinh hầu hết là xét tuyển hồ sơ, nên có thể nhận giấy phép nhập học trước khi đến Nhật như phương thức C. Với cách này, bạn có thể đến Nhật với giấy phép nhập học dành cho nghiên cứu sinh, sau đó học tiếng Nhật và các môn trường chuyên môn rồi tham dự kì thi vào các khóa học thạc sĩ hay tiến sĩ.
Đối với những người đã tốt nghiệp đại học ở trong nước thì có thể nhập học vào cao học với tư cách là nghiên cứu sinh. Hãy lưu ý rằng cũng có những trường đại học dân lập cấp tư cách nhập học theo dạng nghiên cứu sinh cho người đã tốt nghiệp khóa học thạc sĩ. Thời gian học 1 khóa của nghiên cứu sinh là 6 tháng. Có thể đăng kí thêm khóa nữa nếu nhận được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn.
Đi du học ở Nhật là lựa chọn của một số bạn trẻ hiện nay. Khi tiến hành làm hồ sơ, một số thiếu sót mà các bạn thường mắc phải là:
+ Mục tiêu du học chưa rõ ràng: các bạn thường dự định qua Nhật để học tiếng Nhật và một chuyên ngành nào đó, nhưng nhiều bạn chưa tìm hiểu, suy nghĩ đầy đủ về chuyên ngành mình muốn học. Những ngành các bạn muốn học thường là Quản trị kinh doanh, Kế toán, Cơ khí, Sửa chữa Ôtô, Công nghệ thông tin. Nhưng khi được hỏi lý do tại sao muốn học ngành này, muốn tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực gì trong ngành này, hoặc những điểm mạnh, thành tựu của Nhật trong lĩnh vực này thì hầu hết đều chưa trả lời rõ ràng và cụ thể. Du học là một hành trình tốn nhiều công sức, tiền bạc của cả bản thân và gia đình của người đi học. Vì vậy, các bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về mục tiêu du học của mình như trong tương lai mình muốn làm nghề gì, liệu nghề đó có thật sự phù hợp với mình chưa, và để đạt mục tiêu đó, cần phải học và chuẩn bị những gì.
+ Thiếu thông tin về trường sẽ du học: mỗi trường thường có tài liệu hay website riêng để cung cấp thông tin về trường như chương trình học, địa chỉ của trường, học phí. Tuy tên chuyên ngành học giống nhau, nhưng tùy theo từng trường mà nội dung chương trình học sẽ khác nhau. Vì vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin về trường muốn học để có lựa chọn đúng. Chẳng hạn chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka thường cao hơn những nơi khác. Vì vậy nếu điều kiện tài chính vừa phải, bạn nên chọn trường nằm ở những thành phố nhỏ. Ngoài chuyện vật giá rẻ hơn, các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để rèn luyện tiếng Nhật với người bản xứ.
+ Chưa có chứng chỉ tiếng Nhật: Các giờ học ở Nhật đều được giảng dạy 100% bằng tiếng Nhật. Vì vậy, để du học Nhật, các bạn cần có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu là N5 do những cơ quan Nhật cấp như JLPT, J-TEST, NAT-TEST. Những bạn muốn đi du học ở Nhật, nên học trước tiếng Nhật ở Việt Nam và thi lấy bằng N5. Ngoài ra, tiếng Anh cũng là môn thi bắt buộc khi thi vào các trường đại học ở Nhật, cũng như là điều kiện xét tuyển nhân viên ở nhiều công ty Nhật. Để tìm được công việc tốt sau này, các bạn nên học chăm chỉ cả tiếng Nhật và tiếng Anh.
Chúc các bạn may mắn!