Thị trường Nhật Bản tăng cường nhu cầu tuyển dụng tu nghiệp sinh nông nghiệp có kinh nghiệm và kĩ năng cao trong những năm gần đây .

Con số thực tập sinh có kỹ năng được nhật bản tuyển chọn ngày càng tăng qua những năm gần đây và được dự tính sẽ còn tăng rất nhiều trong những năm tiếp theo . Số lượng tuyển dụng thực tập sinh nông nghiệp của công ty Thăng long OSC cũng tăng liên tục trong hai năm trở lại đây . Với xu hướng muốn làm việc từ những đối tượng có người thân đi Nhật nên cũng đã định hướng và giới thiệu đến với công ty Thăng Long OSC . Đây sẽ là nghành được nhiều người lao việt nam xuất khẩu sang Nhật Bản hướng tới trong tương lai .

Khi xuất khẩu lao động ra nước ngoài , người lao động sẽ phải chịu cường độ làm việc cao nên họ khá căng thẳng và khó có thể thích nghi với môi trường làm việc này . Tuy nhiên , với nghành nông nghiệp sẽ có rất nhiều thời gian nghỉ ngơi trong công việc , người lao động sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực và căng thẳng như những nghành sản xuất hoặc xây dưng . Đặc biệt , thị trường Nhật Bản có tính chất ổn định , nhìn chung thì có nhiều việc làm thêm do thường làm trong nhà kính, trang trại hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

thực tập sinh nhật bản nghành nông nghiệp

Nghành nông nghiệp tại Nhật Bản đang được nhiều thực tập sinh quan tâm

Báo Công an Nhân dân đã có một số trao đổi với ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chi tiết bài viết như sau:

PV: Nắm tình hình thực tế tại Nhật Bản, đồng thời tham dự nhiều cuộc tiếp xúc với các nghiệp đoàn, các DN Nhật Bản, ông đánh giá thế nào về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm nay?      

Ông Nguyễn Gia Liêm: Thị trường Nhật vẫn có cơ hội nhiều dành cho lao động Việt Nam. Điều này được khẳng định, về mặt khách quan thì quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đang rất tốt. Cùng với đó là luồng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam lớn, thông qua hoạt động hợp tác lao động, các DN Nhật Bản cũng mong muốn đào tạo nguồn nhân lực cho họ. Về mặt chủ quan thì ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản có chủ trương đẩy mạnh lĩnh vực này. ĐSQ đã thành lập tổ kinh tế, tập trung phát triển hợp tác về đầu tư, thương mại, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hợp tác về  nguồn nhân lực, thông qua tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh Việt Nam. Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng yêu cầu bộ phận lao động trong nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm tăng lên 1.000 lao động. Chúng ta đã đạt được khá thành công: Năm 2011 đưa được 7.000 thực tập sinh; năm 2012 hơn 8.000, năm 2013: hơn 10.000. Năm nay phấn đấu tăng, lên 11.000 người đi XKLD Nhật Bản .

PV: Việc tăng số lượng thực tập sinh là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cùng với đó cũng tạo áp lực lớn về việc quản lý lao động, đặc biệt là về mặt kỷ luật và chất lượng lao động. Ông đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của các DN cung ứng trong nước?

Ông Nguyễn Gia Liêm: Đúng vậy, chúng tôi đặt mục tiêu làm sao tăng phải đảm bảo sự ổn định. Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với cơ quan quản lý trong nước cùng với DN làm tốt các hợp đồng. Hiện nay, các DN trong nước đã làm khá tốt, bài bản về đào tạo, giáo dục định hướng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất là đào tạo khả năng tiếng Nhật cho lao động. Lao động Việt Nam được DN Nhật Bản đánh giá cao về độ chăm chỉ, sáng tạo, chỉ duy nhất khả năng tiếng Nhật vẫn là một rào cản lớn nhất để các bạn có thể hòa nhập nhanh với công việc và cuộc sống tại Nhật Bản.

PV: Việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đang là vấn đề được nhiều lao động Việt Nam quan tâm, nhưng còn băn khoăn lo ngại về mức lương và điều kiện làm việc không bằng làm việc tại nhà máy. Ông có thể cung cấp thông tin xác thực về việc này?

Ông Nguyễn Gia Liêm: Để thúc đẩy việc này, Sứ quán và các cơ quan quản lý trong nước đã thống nhất, phải tăng cường đi xuống các địa phương có nhu cầu tiếp nhận lao động nông nghiệp của Nhật Bản. Năm ngoái, ĐSQ đã ký với tỉnh Ihime, có nhu cầu tiếp nhận 1.000 thực tập sinh ở lĩnh vực chế biến thủy sản và dệt may. Dự kiến tới đây, Cục QLLĐNN sẽ sang ký với tỉnh Ibaraki, tỉnh đứng thứ hai về nông nghiệp của Nhật Bản. Tỉnh này đang có 3.000 thực tập sinh nước ngoài, Việt Nam có khoảng 200 người. Ông Tỉnh trưởng cũng khẳng định mong muốn được tiếp nhận nhiều thực tập sinh Việt Nam. Chúng tôi đã đi đến từng hộ gia đình sử dụng thực tập sinh Việt Nam, điều kiện làm việc đảm bảo. Gia đình chủ nhà rất thoải mái, tin tưởng giao việc. Mức lương làm nông nghiệp tháng không phải vụ mùa bình quân đạt 800 USD, vào vụ mùa thì 1.400 USD/tháng. Dệt may bình quân đều đạt 1.000 USD/tháng.”