Du học Nhật Bản tự túc: Đi du học Nhật hiện nay, hầu hết du học sinh đều trải qua ít nhất 1 năm học tiếng Nhật sau đó mới đăng ký học chuyên môn. Có nhiều trường chuyên môn chỉ xét hồ sơ, song cũng nhiều trường phải thi. Tại Nhật cũng có cả dịch vụ luyện thi cho các bạn đấy. Lên học chuyên môn nhiều bạn băn khoăn “du học Nhật Bản nên chọn trường nào?”. Bài viết này mong muốn cung cấp một số kinh nghiệm và tư vấn chọn trường du học Nhật Bản.
Quan điểm chọn trường khi du học ở Nhật Bản
Đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi sau khi lắng nghe những chia sẻ từ bạn bè, những người từng có kinh nghiệm du học Nhật Bản . Ai cũng biết chi phí học tập, sinh hoạt ở Nhật rất tốn kém nên tốt nhất bạn chọn những trường có học phí và chi phí sinh hoạt phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
- Nội dung học tập, nghiên cứu
Cần phải kiểm tra kỹ càng xem tại trường đó có các giờ giảng muốn theo học và có được tiến hành nghiên cứu không thông qua các tài liệu giới thiệu về trường, trang web của trường và qua sinh viên các khóa trước của trường.
- Thi tuyển đầu vào
Môn thi là những môn gì?
Bản thân có đủ năng lực vượt qua mức độ khó của kỳ thi này không ?
- Học phí và những lệ phí cần thiết khác
Học phí là bao nhiêu, có đủ khả năng thanh toán các khoản chi phí bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí cho đến khi tốt nghiệp không?
- Học bổng và các khoản hỗ trợ về tài chính
Có chế độ miễn học phí và các khoản học bổng trong trường không? Tiêu chuẩn để nhận các khoản này là gì?
Xác suất để được nhận các khoản này?
- Chương trình đào tạo tiếng Nhật
Có giờ học tiếng Nhật hỗ trợ không?
- Tình hình thực tế về việc tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Cơ cấu tổ chức hỗ trợ sinh viên nước ngoài
Có giờ học tiếng Nhật hỗ trợ không? có nhân viên chuyên giúp đỡ sinh viên nước ngoài, có chuyên viên giúp riêng về việc học tập và sinh hoạt không?
- Nhà ở
“Trường có ký túc xá, nhà tập thể không?
Trường có giới thiệu nhà cho thuê không?”
- Cơ sở thiết bị nghiên cứu, thực hành
Trường có đầy đủ các cơ sở và thiết bị dành cho nghiên cứu và thực hành không?
- Môi trường xung quanh trường
“Trường có nằm ở nơi yên tĩnh thích hợp với việc học tập không?
Trường nằm ở khu vực thành phố hay địa phương?”
Chọn ngành học nào khi đi du học ở Nhật
- Suy nghĩ về lĩnh vực muốn theo học
Hãy thữ suy nghĩ về lĩnh vực có quan tâm và muốn theo học.
Lúc đầu có thể suy nghĩ về nhiều lĩnh vực. Sau đó hãy thu thập thông tin về các trường có đào tạo các lĩnh vực này , xem xét từ nhiều khía cạnh như chương trình học, các thiết bị…để đi đến lựa chọn cuối cùng về trường có nguyện vọng theo học.
- Có phù hợp với học lực và năng lực của bản thân không?
Các trường có tiêu chuẩn nộp hồ sơ và trình độ để đỗ đầu vào khác nhau. Cần phải hiểu rõ học lực, năng lực của bản thân và chọn dự bị nhiều nguyện vọng. Đáng tiếc là có nhiều trường hợp do kết quả kỳ thi tuyển đầu vào không đạt nên không vào được trường theo nguyện vọng do đó nên nộp hồ sơ và dự thi vào vài trường dự bị.
- Việc làm trong tương lai, công việc muốn làm là gì?
Muốn làm việc gì trong tương lai để có thể áp dụng các kiến thức đã học? Nguyện vọng muốn làm việc ở công ty nào cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn trường. Khi thu thập thông tin cần phải tìm hiểu xem học tại trường đó sẽ được cấp những bằng gì, sẽ có được những kiến thức và kỹ thuật gì.
Chỉ chọn trường vì “trường đó là trường nổi tiếng được nhiều người biết đến ” sẽ không chọn được trường phù hợp với bản thân. Cần phải tìm hiểu kỹ càng xem những mong ước của mình có thể thực hiện được ở trường đó không.
Một vài kinh nghiệm chọn trường khi du học Nhật Bản
- Vị trí địa lý và môi trường sống
Khi du học Nhật Bản, bạn mong muốn được học tập ở các khu vực, thành phố sôi động hay bạn thích học ở những vùng có cuộc sống yên bình? Bạn cũng cần cân nhắc về khả năng kiếm việc làm thêm và chi phí sinh hoạt. Nhìn chung, nơi nào càng sầm uất thì càng có nhiều việc làm thêm, nhưng chi phí sinh hoạt cũng thường cao.
- Cộng đồng người Việt
Ở Nhật Bản, Tokyo và Osaka có cộng đồng người Việt đông nhất. Vì vậy, nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka thì việc gặp bạn bè người Việt sẽ dễ dàng hơn là các thành phố nhỏ hay nông thôn. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn trường học có số lượng du học sinh Việt Nam đang theo học để có thể nhận được chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn từ các du học sinh đi trước. Đồng thời, trong quá trình học tập gặp những khó khăn bạn cũng nhận được sự giúp đỡ từ “đồng hương” của mình.
- Chi phí học tập và sinh hoạt
Nhìn chung, các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn thì có chi phí sinh hoạt rẻ hơn so với các thành phố lớn. Nhưng cũng ít cơ hội tham gia các hoạt động giải trí và khả năng tìm việc làm thêm cũng ít hơn. Nếu điều kiện kinh tế của gia đình bạn hạn chế, bạn phải tự trang trải các khoản chi phí học tập và sinh hoạt thì hãy chọn trường có mức học phí vừa phải và nằm ở khu vực đông đúc như Tokyo vì nhu cầu tuyển dụng ở đây rất lớn và mức thu nhập cũng cao hơn các thành phố khác.
- Các dịch vụ hỗ trợ đi kèm
Các trường học ở Nhật Bản đều có cơ sở vật chất rất tốt, được trang bị hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều kiện học tập của mình sẽ được đảm bảo tốt nhất. Ngoài ra, hiện nay một số trường ở Nhật cũng cung cấp những hỗ trợ đi kèm để xóa bỏ những bất tiện và lo lắng khi du học sinh nước ngoài chưa quen với cuộc sống Nhật.
- Cơ hội học lên cao
Hoàn thành chương trình học tiếng, bạn sẽ phải tham gia các kỳ thi để được học lên Cao Đẳng, Đại Học hay Cao học. Để chắc chắn, hãy chọn những trường có liên kết rộng với các trường chuyên môn, trường cao đẳng, đại học để có những ưu tiên khi thi vào.
- Chất lượng giảng dạy tiếng Nhật
Hầu hết chương trình học và chất lượng giáo viên ở các trường không chênh lệch nhau nhiều. Năng lực tiếng Nhật của bạn phụ thuộc vào sự chăm chỉ và nỗ lực thực hành trong cuộc sống. Thực tế, trình độ tiếng Nhật của bạn được cải thiện đáng kể trong giao tiếp thường nhật và đi làm thêm. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu về truyền thống đào tạo của nhà trường và sự nhiệt tình hay thân thiện của giáo viên đối với sinh viên.