Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là 1 trong những chương trình làm việc tại nước ngoài thu hút được nhiều lao động quan tâm hiện nay. Con số đi làm việc tại Nhật Bản tăng lên so với các năm trước , nảy sinh tình trạng các công ty thu phí cao , thậm trí tình trạng mất phí nhiều mà không đi được .

Dự kiến, trong năm 2015, nước ta sẽ đưa được khoảng 23.000 thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản (xuất khẩu lao động Nhật Bản). Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng nhiều lao động phải chịu mức phí quá cao, thậm chí mất nhiều chi phí nhưng không được xuất cảnh; lao động Việt Nam vi phạm pháp luật và bỏ trốn tại Nhật Bản gia tăng.

Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thẳng thắn chỉ ra các tồn tại trên là do một số doanh nghiệp không có cán bộ đủ trình độ nắm vững luật pháp của Nhật Bản và phương thức đưa thực tập sinh sang Nhật. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp không đầu tư mà đi thuê, khoán đào tạo, dẫn tới chất lượng lao động không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Việc các doanh nghiệp tuyển chọn lao động qua nhiều trung gian đã không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc trung gian thu tiền bừa bãi.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đã có thông tin về doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức nước ngoài lợi dụng pháp nhân để đưa lao động sang Nhật. Để lành mạnh hóa và đảm bảo giữ ổn định thị trường lao động sang Nhật Bản, Bộ đã yêu cầu Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam phải tham gia giám sát các doanh nghiệp nhằm giảm tình trạng vi phạm. Các doanh nghiệp phải công khai tất cả khoản phí tới người lao động. Ngoài việc báo cáo đầy đủ về các đầu mối đào tạo, 185 doanh nghiệp được cấp phép hiện nay phải chủ động báo cáo việc lao động bỏ trốn; nếu tỷ lệ trốn quá 8%, doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ giấy phép; trong trường hợp không khắc phục, Bộ sẽ thu thu hồi giấy phép của doanh nghiệp.