Nhật bản là ước mơ của hàng nghìn học sinh Việt Nam, đây là đất nước phát triển, có chất lượng giáo dục hàng đầu châu Á. Một số trường lọt top các trường chất lượng trên thế giới. Để được học tập và làm việc tại đất nước này các bạn trẻ nên chuẩn bị kỹ lưỡng từ kiến thức cho tới vật chất tinh thần để có chương trình du học nhật bản thành công. Hôm nay trung tâm Thăng Long xin đưa ra một vài kinh nghiệm sinh sống tại Nhật Bản giúp cho các bạn trẻ lần đầu sang Nhật có thể thích ứng tốt nhất

1. Phòng trọ giá rẻ hay ký túc xá

Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên, nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số sinh viên phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức là tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực.

Tìm và thuê nhà là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế (AIEJ).

Thường thì trong năm đầu tiên các bạn sẽ chọn ở trong ký túc xá, sau đó khi quen rồi các bạn mới chuyển ra ngoài thuê phòng trọ ở với nhau.

2. Biết cân đối chi phí

Chi phí là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi bạn quyết định đi du học tại Nhật vì Nhật bản nổi tiếng là đất nước có mức sống đắt đỏ, giáo dục lại không được miễn phí như một số nước Châu Âu.

Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí Internet dành cho sinh viên, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku Tokyo.

Với những bạn trẻ đi du học theo hình thức du học tự túc thì bạn cần cân nhắc kỹ khả năng tài chính của gia đình trước khi quyết định đi du học nhé. Chi phí du học tại Nhật Bản thực tế bỏ ra khá nhiều nên gia đình cần phải chuẩn bị đủ tài chính mới có thể đi được.

kinh nghiệm sống khi du học nhật bản

3. Xác định rõ mục đích đi du học

Khi đến Nhật rồi bạn hãy luôn nhớ mình sang đây để học không phải để kiếm tiền nên các bạn đừng kỳ vọng sẽ kiếm được nhiều tiền khi đi du học. Nếu không cố gắng để có được học bổng thì bạn sẽ phải đi làm trang trải cuộc sống.

Song song với việc học và làm hãy tích cực giao lưu với mọi người xung quanh, bạn sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị như cùng nhau đi du lịch, tham gia lễ hội địa phương… Ở nhiều vùng hay có chi nhánh của Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Các bạn hãy thử liên hệ và chắc rằng họ sẽ rất vui khi được giúp bạn làm quen với cuộc sống ở Nhật.

4. Việc làm thêm như thế nào

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.

Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh. Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với sinh viên, 14giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ học tiếng Nhật.

Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000yên/giờ (khoảng 100 – 140 ngàn đồng).

xem thêm: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm tại nhật bản

5. Cắt giảm khoản chi phí y tế

Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và du học sinh cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.

Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, du học sinh sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi sinh viên khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Để có thể trang trải đủ chi phí sinh hoạt tại nhật bản và kế hoạch học tập tốt thì các bạn cần phải nghiêm túc chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm thực hiện ước mơ chinh phục tri thức nhé

tham khảo thêm: 64 trường đào tạo tiếng Nhật uy tín

Còn rất nhiều kinh nghiệm khác nữa chúng tôi sẽ trao đổi trong những bài viết sau. Qua bài viết ngắn này, chúng tôi chỉ xin trao đổi những kinh nghiệm cơ bản khi tham gia chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm để các bạn cùng tham khảo giúp tăng thêm góc nhìn trong thế giới quan của chính bạn.

Chúc các bạn thành công!