Nhìn lại chặng đường xuất khẩu lao động năm 2014 , chúng ta đã khá thành công khi đưa được 1 lượng lớn số lao động đi làm việc tại nước ngoài tại các thị trường cao cấp lương cao như Nhật Bản , Đài Loan ….

Tuyển 9 nữ điện tử đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tuyển công nhân xây dựng giàn giáo đi làm việc tại Nhật Bản

Công tác xuất khẩu lao động năm 2015: Mở rộng những thị trường cao cấp

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), năm 2015, mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động là duy trì các thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường có thu nhập cao…

Năm 2014, tuy nhiều khó khăn, thách thức nhưng lần đầu tiên Việt Nam đưa được 106.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 110% kế hoạch. Tại các thị trường trọng điểm truyền thống, số lượng lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tăng đáng kể so với năm 2013: Tại Đài Loan là 62 nghìn lao động, xuất khẩu lao động Nhật Bản gần 20 nghìn, Hàn Quốc gần 7 nghìn; Ma-lai-xi-a gần 5 nghìn, Ả-rập Xê-út gần 4 nghìn…

xuất-khẩu-lao-động-nhật-bản

Xuất khẩu lao động ngành trọng điểm giúp xóa đói giảm nghèo

Năm 2015 vùng lãnh thổ Đài Loan tiếp tục là thị trường trọng điểm của xuất khẩu lao động. Do chính sách phát triển kinh tế và thúc đẩy việc làm của Đài Loan từ cuối năm 2011 đến nay dẫn đến tổng lượng tiếp nhận lao động nước ngoài gia tăng hằng năm; trong khi các nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin… lại có xu hướng giảm dần việc đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan. Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tuyển chọn, đào tạo đáp ứng nguồn cung cho thị trường lao động Đài Loan, thị trường không chỉ gần gũi, thân thiện với người Việt mà còn khá dễ tính, tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương hợp lí (630 USD/tháng/người), có hành lang pháp lí bảo vệ người lao động tương đối đầy đủ từ hai phía… Nhu cầu cung và cầu lao động đi thị trường Đài Loan liên tục tăng, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác xây dựng phát triển thị trường này, hứa hẹn tín hiệu tích cực cho người lao động.

Năm 2014, số lượng thực tập sinh của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 20 nghìn người. Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kĩ năng vừa học, vừa làm trong thời gian tối đa 3 năm. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, 3 năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận hầu hết các ngành nghề xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo tổ chức vào năm 2020, từ 2015 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước. Dự kiến các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kĩ sư thiết kế, kĩ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lí. Đây là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản, với mức thu nhập khá cao.

Lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có xu hướng giảm do tỉ lệ người lao động hết hạn hợp đồng không về nước (gần 40%) và ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp cao (14 nghìn). Năm 2014, số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ hơn 7 nghìn người. Để có thể kí lại Bản ghi nhớ đặc biệt về việc gửi và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm Hàn Quốc (EPS), Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc để quản lí tốt người lao động.

Xuất khẩu lao động Ả-rập Xê-út khá hấp dẫn, thu nhập bình quân từ 400 – 600 USD/người/tháng, được miễn phí chỗ ở, 3 bữa ăn/ngày, được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động… Công việc chủ yếu là các ngành nghề xây dựng, vận tải, dịch vụ khách sạn, tranh sơn dầu giúp việc gia đình. Hiện nay có 16.000 lao động Việt Nam do 50 doanh nghiệp đưa sang Ả-rập Xê-út. Bộ LĐ-TB&XH đã thành lập Ban Quản lí lao động trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út để quản lí và bảo vệ quyền lợi của người lao động; chỉ đạo các doanh nghiệp cử cán bộ đại diện sang Ả-rập Xê-út để quản lí, giải quyết các vấn đề phát sinh. Bộ cũng kí với Ả-rập Xê-út Thoả thuận về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm giúp việc gia đình, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người lao động.

Hướng đến mở rộng các thị trường có thu nhập cao năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ; chú trọng công tác đào tạo nguồn lao động trình độ cao. Cùng với hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo gia tăng. Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: Kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kĩ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, được ưu tiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia về thị trường lao động, năm 2015 là năm có nhiều triển vọng cho xuất khẩu lao động (XKLĐ). Người lao động (NLĐ) Việt Nam sẽ có thêm cơ hội về việc làm, thu nhập ổn định tại những thị trường tiềm năng. Cũng theo dự báo của các chuyên gia, năm 2015 sẽ có thêm nhiều đơn hàng từ các thị trường “dễ tính” như Đài Loan, Malaysia, Ảrập Xê út, Hàn Quốc, Thái Lan…

Đến nay Đài Loan vẫn là thị trường trọng điểm của XKLĐ. Ở đây, người lao động có nhiều lựa chọn với mức lương cơ bản khoảng 10-12 triệu đồng/tháng và được bảo đảm quyền lợi pháp lý của mình. Ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc đã có những cố gắng trong việc tìm kiếm các đơn hàng tốt nhất để bảo đảm giữ vững thị trường và ổn định tâm lý cho người lao động . Vì vậy, nhu cầu về LĐ Việt Nam những năm tới sẽ vẫn ổn định và tăng cao. Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp tuyển chọn, chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí cho người lao động. Thị trường Ảrập Xê út cũng luôn được doanh nghiệp và người lao động quan tâm bởi mức thu nhập ổn định từ 400 đến 600 USD/ người/tháng (tương đương từ 8 đến 12 triệu đồng), được miễn phí chỗ ở, 3 bữa ăn/ngày, được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động…

Ngành nghề chủ yếu là xây dựng, vận tải, dịch vụ khách sạn, tranh sơn dầu, giúp việc gia đình. Hiện tại có hơn 16.000 LĐ Việt Nam đang làm việc tại nước này. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã ký với Ảrập Xê út thỏa thuận về tuyển dụng LĐ Việt Nam sang làm giúp việc gia đình, do đó NLĐ được bảo vệ tốt hơn về quyền lợi. Ngoài những thị trường trọng điểm luôn có nhu cầu lớn về LĐ, theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015 Việt Nam sẽ tập trung khai thác những thị trường chất lượng cao, trong đó Nhật Bản được đánh giá là giàu tiều năng và có sức hút lớn. người lao động được lựa chọn sang Nhật Bản sẽ phải trải qua những đợt sát hạch khắt khe, cùng yêu cầu về bằng cấp, trình độ tay nghề nhưng bù lại sẽ được tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể với mức lương cao. Năm 2012, Nhật Bản đã tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang làm việc trong ngành xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may… Đây là thị trường màu mỡ, người lao động không chỉ giàu có về kiến thức mà còn giàu về thu nhập, với mức lương thấp nhất là 12 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng với những công việc như điều dưỡng viên, hộ lý…

Ngoài ra, Nhật Bản luôn dành ưu tiên cho lao động nữ hoặc tuyển cả hai vợ chồng trẻ đi làm cùng lĩnh vực. Theo dự kiến, trong giai đoạn 2015-2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020, hiện nay trung bình, mỗi tháng có 1.700-1.900 LĐVN sang Nhật Bản làm việc. Hơn nữa, về lâu dài, do dân số Nhật Bản ngày càng già hóa nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài khá cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia lao động, ngoài thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường có chất lượng, do đó trong năm nay Việt Nam phải có nhiều giải pháp để lấy lại thị trường Hàn Quốc. Cũng bởi trong thời gian trở lại đây, số lượng LĐVN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tăng cao khiến nước bạn hạn chế tuyển dụng LĐ Việt Nam và nguy cơ đóng cửa thị trường là điều dễ xảy ra. Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc cũng đã cảnh báo, nếu hết năm 2014 tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp không giảm xuống dưới 30% thì rất có thể Việt Nam sẽ mất hoàn toàn thị trường Hàn Quốc . Ngoài thị trường có chất lượng cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH cần tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho , ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ; chú trọng công tác đào tạo nguồn lao động trình độ cao. Theo ông Tống Hải Nam, trong năm 2014, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thẩm định và cho phép một số doanh nghiệp triển khai các hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở một số nước Châu Âu với tổng số đăng ký là 1.956 lao động. Như vậy, chúng ta có thể hy vọng cánh cửa đi làm việc tại Châu Âu cho LĐ Việt Nam sẽ rộng mở hơn trong năm 2015.