Xuất khẩu lao động nước ngoài là một trong những chiến lược vững chắc nhằm giúp người dân tăng thu nhập , nâng ca đời sống cho người dân , tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người lao động tại Việt Nam .

Số lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài thường xuyên gửi tiền về trung bình chiếm 25% luồng kiều hối gửi về nước .Trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động xuất khẩu lao động là một mảng hợp tác quan trọng của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đem lại lợi ích cho các bên. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam là một vấn đề bức thiết cần được đặt ra.

Thúc đẩy năng lực cạnh tranh lao động Việt Nam

Cơ hội lớn với xuất khẩu lao động ở nước ngoài

Thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài truyền thống như : Nhật Bản , Đài Loan , Malaysia … Vẫn thường xuyên tiếp nhận số lượng lớn lao động từ Việt nam . Đặc biệt thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản có rất nhiều chương trình xuất khẩu lao động hợp tác với Việt Nam nhằm tiếp nhận một số lượng lớn thực tập sinh Việt Nam làm việc tại các nhà máy xí nghiệp trong thời gian tới .

Thị trường XKLĐ Đài Loan : mức lương dành cho người lao động nước ngoài tại đất nước này liên tục tăng từ ngày 01/04/2013 đến nay . Số tiền ước tính được tăng lên khoảng 19.047 Đài tệ (tăng 1,5% so với mức lương cơ bản năm 2012) . Ngoài ra , từ năm 2012 giấy phép thuê người lao động làm việc tại Đài Loan sẽ tăng thêm 01 năm so với quy định cũ . Đồng nghĩa với việc người lao động nước ngoài được làm việc tại Đài Loan là không quá 12 năm, tăng lên 03 năm so với quy định cũ. Ngoài ra, đầu tháng 5/2013, Đài Loan đã chính thức thông báo dừng cấp visa cho lao động Philippines vào làm việc. Trong khi nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của thị trường này vẫn ở mức cao thì đây được cho là cơ hội để tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian tới.

Thị trường XKLĐ Nhật BảnLiên tục tăng nhu cầu trong việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong những nghành nghề như : chế tạo sản xuất , nông nghiệp , xây dựng …. Đây được coi là những nghành nghè khá phù hợp với lao động Việt Nam , đặc biệt là nghành nông nghiệp . Mặt khác, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản thời gian vừa qua bị giảm mạnh, do đó Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản đã đề nghị với phía Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác nhằm tăng tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực này .Ngoài ra, Nhật Bản hiện đang có chính sách đầu tư tái thiết khu vực bị ảnh hưởng của động đất, sóng thần, vì vậy nhu cầu tiếp nhận lao động  nước ngoài trong lĩnh vực này đang rất được quan tâm. Đây cũng chính là cơ hội mới dành cho lao động xây dựng Việt Nam sang làm việc tại thị trường tiềm năng này.

Ngoài ra , trong chương trình Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), năm 2012 lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện Chương trình tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản lương cao 60tr/tháng đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản . Hiện đã có 150 ứng viên được tuyển chọn tham gia chương trình để đưa vào đào tạo tiếng Nhật miễn phí trong vòng 12 tháng tại Việt Nam do các giáo viên đến từ Nhật Bản giảng dạy để được  sang làm việc tại các bệnh viện và cơ sở y tế Nhật Bản vào mùa xuân năm 2014. Đồng thời, phía Nhật Bản cũng đã thông báo sẽ tiếp nhận 180 ứng viên điều dưỡng, hộ lý và hỗ trợ kinh phí để đưa vào đào tạo tiếng Nhật năm 2013 – 2014 và đưa sang Nhật Bản vào mùa xuân 2015.

Thị trường XKLĐ Hàn Quốc: đã có những chính sách mới đối với lao động kết thúc hợp đồng về nước đúng thời hạn, nếu có nguyện vọng trở lại làm việc sẽ được tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tổ chức, nhằm nỗ lực giảm lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại nước này.

Thị trường XKLĐ Malaysia: từ ngày 01/01/2013, Chính phủ Malaysia ra quyết định tăng lương mức tối thiểu qui định cho người lao động theo từng khu vực, mức lương mới sẽ bảo đảm cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Công nhân nước ngoài cũng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới này, trong đó có lao động Việt Nam. Mức lương tối thiểu mới tăng đáng kể so với mức quy định cũ, tăng 40 – 90%. Đặc biệt, thời gian gần đây, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Mức lương của lĩnh vực xây dựng lên tới 35-40RM/ngày/8h làm việc (tương đương với khoảng 280.000đ/ngày).

Thách thức mới cho xuất khẩu lao động nước ngoài

  1.  các nền kinh tế trên thế giới hiện đang hồi phục, nhưng vẫn diễn biến khó lường. Vẫn còn bị ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu, nên thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt càng trở nên gay gắt hơn. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới của Việt Nam.
  2. cơ hội việc làm kỹ năng thấp tại các nước tiếp nhận có xu hướng giảm dần. Theo đánh giá của chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị bàn tròn do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) về di cư lao động khu vực châu Á, diễn ra tại Tokyo năm 2012 thì xu hướng di cư lao động của các nước châu Á trong 5 năm trở lại đây đã dịch chuyển dần đến các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, Thụy Điển… do thu nhập tại các nước này khá cao đồng nghĩa với các tiêu chuẩn tiếp nhận lao động nước ngoài cao hơn về trình độ ngoại ngữ và tay nghề. Theo phân tích của chuyên gia Tổ chức lao động quốc tế ILO khu vực châu Á, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam di cư gần như thấp nhất, chỉ cao hơn  Lào, trong khi đó tuổi trung bình của lao động di cư nước ta được xếp hàng khá trẻ. Theo dự báo, đến năm 2030 thì tốc độ già hóa tuổi lao động của Việt Nam sẽ chậm hơn nhiều so với Trung Quốc và Thái Lan, tuy nhiên tỷ lệ lao động di cư có kỹ năng thấp của lao động Việt Nam vẫn còn khá cao. Trong khi đó, xu hướng việc làm kỹ năng thấp tại các nước tiếp nhận giảm dần từ 40% (trong tổng số việc làm) năm 2006 xuống còn 31% năm 2010. Điều này cho thấy, việc tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam cần được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn tới, để nắm bắt các cơ hội việc làm chất lượng cao.
  3. Việt Nam không còn lợi thế nhân công giá rẻ. Đối với lao động Việt Nam, đi làm việc ở nước ngoài khi không có trình độ tay nghề cũng đồng nghĩa với điều kiện làm việc không đảm bảo và tiền lương thấp. Hiện tại, việc làm ở nước ngoài với mức thu nhập khiêm tốn đã không còn hấp dẫn họ, kể cả đối với lao động các huyện nghèo. Các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam cũng không muốn tiếp tục khai thác các đơn hàng cung ứng lao động phổ thông, vì ngày càng kém hiệu quả kinh tế.
  4. ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật của lao động Việt Nam còn yếu kém. Tâm lý chung là hướng vào các thị trường có thu nhập cao, nhưng tiêu chuẩn mà các nước sử dụng lao động đòi hỏi cũng khá cao như Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi nhận thức của lao động chưa cao, trình độ ngoại ngữ và tay nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu. Đặc biệt ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật còn yếu kém. Hậu quả là tình trạng ồ ạt bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú bất hợp pháp tại một số thị trường như Hàn quốc, Đài Loan… nảy sinh nhiều vụ việc nghiêm trọng do họ không đủ năng lực bảo vệ bản thân, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Hơn nữa, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lao động Việt Nam đối với chủ sử dụng lao động và khó khăn cho việc ta đưa lao động sang các thị trường này trong thời gian tới.
  5. năng lực các doanh nghiệp dịch vụ của Việt Nam còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ qui mô nhỏ, hoạt động manh mún, chưa có chiến lược và kế hoạch chủ động khai thác thị trường.

Giải pháp phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam

Thứ Nhất : Mục đích củng cố và phát triển thị trường ngoài nước.

Khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường mới tiềm năng cũng như các thị trường truyền thống… Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới, đòi hỏi trình độ cao cả về tay nghề và ngoại ngữ, các nghề trong lĩnh vực y tế, dịch vụ… Nghiên cứu phát triển các thị trường mới ở châu Âu, đồng thời củng cố các thị trường truyền thống thông qua việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ hợp đồng, lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp. Kiên quyết xử lý các vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp để chấn chỉnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo, nhằm giảm chi phí cho người lao động.

Thứ 2 : nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo khuyến nghị của ILO, việc nâng cao chất lượng nguồn vốn về nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo di cư lao động an toàn và hiệu quả. Lao động được đào tạo tốt, ở mọi cấp độ đều ít bị tổn thương hơn và việc nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường mục tiêu khiến cho việc đạt được mức thu nhập mong muốn trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, khái niệm việc làm bền vững hoàn toàn có thể được hiện thực hóa đối với lao động di cư.

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam, cần tăng cường công tác tuyển chọn, tạo nguồn. Tuân thủ các tiêu chuẩn trong tuyển chọn, phát triển mô hình phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp dịch vụ và chính quyền địa phương để tuyển chọn được những lao động có nhận thức tốt và thực sự có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

Tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, triển khai chương trình đặt hàng đào tạo với các đối tác.

Thứ 3 , nâng cao vai trò quản lý nhà nước về hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Cần tăng cường đối thoại với các quốc gia tiếp nhận về việc công nhận  lẫn nhau về trình độ, kiểm tra kỹ năng và tương thích các tiêu chuẩn. Trên cơ sở đó, xây dựng các hiệp định chi tiết trong các thỏa thuận quốc gia về hợp tác lao động và xúc tiến ký kết nhiều hơn nữa các thỏa thuận quốc gia với các nước tiếp nhận.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như sửa đổi bổ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn. Ban hành chính sách giải quyết việc làm cho lao động hoàn thành hợp đồng trở về nước đúng hạn.

Tăng cường công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài như công tác cán bộ, đồng thời với việc nghiên cứu phát triển các mô hình quản lý lao động ở nước ngoài hiệu quả. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ nâng cao năng lực hoạt động thông qua cung cấp thông tin, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hỗ trợ đào tạo cán bộ.

Tăng tần suất và đa dạng hóa các hình thức thông tin cụ thể như: cập nhật thông tin và giải đáp trực tuyến trên các trang thông tin điện tử của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm lao động ngoài nước; phát hành tờ rơi áp phích, sổ tay hỏi đáp về xuất khẩu lao động; thông tin thường xuyên về chính sách mới và tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng… để người lao động có đủ thông tin chủ động trang bị cho mình các điều kiện khi muốn đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là về kiến thức pháp luật, tay nghề và ngoại ngữ .