Xuất khẩu lao động nước ngoài là một trong những chương trình phát triển kinh tế hữu hiệu nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo . Tuy nhiên , xuất khẩu lao động nước ngoại vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn .

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB), trong khoảng 7 tháng đầu năm 2013, Số lượng xuất khẩu lao động cả nước là 47.000 (đạt 55,3% kế hoạch năm). Số liệu này cho thấy xuất khẩu lao động của Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn . Nếu không có biện pháp cụ thể và sự nỗ lực của các doanh nghiệp thì chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi xuất khẩu trong năm 2013 khó mà trở thành hiện thực.

Trong hai năm 2011 và 2012, nước ta đều không hoàn thành chỉ tiêu số lượng xuất khẩu lao động đi làm tại nước ngoài . Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là : Do kinh tế khó khăn, nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới mà các doanh nghiệp của chúng ta vừa khai thác được thì lại xảy ra biến động về chính trị. Song, cũng phải kể tới một nguyên nhân chủ quan, làm hạn chế đáng kể chỉ tiêu xuất khẩu lao động của chúng ta, là tình trạng lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng khi làm việc tại nước ngoài , khi hết hạn hợp đồng lao động không chịu về mà trốn ở lại làm việc trái phép…

Thống kê thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài

lao động việt nam còn gặp nhiều khó khăn

Theo thống kê phân tích , tại các thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm như : Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia , số lượng xuất khẩu lao động trong 7 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan có 23.270 lao động sang làm việc, Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản có 5.068 lao động, Malaysia có 4.904 lao động… Để đạt được chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài,  từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tập trung khai thác triệt để các thị trường truyền thống như: Li-bi, Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Trung Đông… Cùng với đó chủ động mở rộng việc tìm kiếm thêm các thị trường mới. Đặc biệt, Cục Quản lý lao động ngoài nước còn triển khai chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Nhật Bản và Đức; đa dạng hóa hình thức đi làm việc ở nước ngoài như thỏa thuận về chương trình lao động kỳ nghỉ với Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a…

Ông Choi Byung Gie, Giám đốc Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam (HRD) cho biết, lao động Việt Nam luôn đứng thứ nhất về số lượng, nhưng nếu chương trình EPS bị dừng kéo dài, có thể Việt Nam phải nhường vị trí cho nước khác. Đến lúc đó, lao động Việt Nam sẽ khó có thể tìm lại được chỗ đứng trên thị trường này. Để Hàn Quốc có thể sớm ký lại chương trình EPS, thì Bộ LĐ-TB và XH cần sớm đưa ra một chế tài đủ mạnh để ràng buộc, hạn chế số lượng người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn khi hết hạn hợp đồng.

Theo thông tin từ ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOlAB): Thực tế hiện nay đang có gần 300 thị trường có nhu cầu tuyển lao động mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác đưa lao động đến làm việc. Nhưng thời gian qua vẫn chưa hướng được nhiều đến các thị trường này, bởi việc lựa chọn thị trường lao động là quyền của người lao động chứ doanh nghiệp không thể bắt buộc họ đi làm việc ở đâu được. Mà người lao động Việt Nam lại thường chỉ thích vào những thị trường cho thu nhập cao như: Hàn Quốc và Nhật Bản, còn các thị trường kém hơn thì chẳng mấy ai hào hứng. Hiện nay, tâm lý chung của các lao động khi xuất ngoại là luôn muốn có thu nhập cao ngay, không chịu chấp nhận quá trình dùi mài, tích cóp kỹ năng, kinh nghiệm… Không nói những thị trường mới, ngay trong nhóm thị trường truyền thống, ở gần chúng ta thì thực tế Ma-lai-xi-a là thị trường rất phù hợp cho lao động Việt Nam, nhưng người lao động lại không mặn mà vì cho rằng mức thu nhập ở đây kém hơn Hàn Quốc.

Chỉ còn 4 tháng nữa là hết năm, để đạt mục tiêu đưa 85.000 lao động ra nước ngoài làm việc sẽ là không dễ dàng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong thời điểm khó khăn hiện nay, thay vì chạy theo số lượng, các doanh nghiệp nên xúc tiến những hợp đồng mới, đầu tư cho nguồn lao động chất lượng cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.